MÃ HÓA BỘ ĐÀM-BỘ MÃ BẢO VỆ CTCSS và DCS TRONG BỘ ĐÀM CỦA SPENDER

—Last update: 16/06/23 - 16:26   |  1097
—Posted by Vo Sophie

MÃ HÓA BỘ ĐÀM CTCSS VÀ DCS TRONG BỘ ĐÀM CỦA SPENDER

Nhìn thấy sự cần thiết trong việc chia sẻ những thông tin về bộ đàm sau bài phân biệt giữa VHF và UHF. Spender vẫn luôn tìm kiếm và mang đến những bài viết mới với đầy đủ các thông tin cần thiết nhất giúp bạn không còn phải phân vân khi lựa chọn sản phẩm bộ đàm hợp lý cho riêng mình nữa.

Ngoài việc chọn băng tầng phù hợp với mục đích sử dụng thì các quý khách hàng cũng nên tìm hiểu nhiều về bộ đàm, nhất là về mã hóa bộ đàm.

Lúc tìm kiếm sản phẩm bộ đàm và khi xem những thông tin trên sản phẩm chắc hẳn bạn đã từng một lần nhìn thấy cụm từ  "Chức năng CTCSS/DCS" rồi phải không? Vậy chức năng “CTCSS/DCS” là gì? Chức năng này giúp được gì cho người sử dụng bộ đàm?

 Vậy mã hóa bộ đàm là gì?

CTCSS/DCS là một loại “mã hóa bộ đàm” dùng làm "mã truy cập" và cho phép bộ đàm chỉ được giao tiếp với những người dùng khác đã đặt trên cùng một tần số và trên cùng một âm CTCSS/DCS.

Nói ngắn gọn hơn thì CTCSS/DCS là tính năng giúp giảm độ ồn cho âm thanh thu lại bằng việc loại bỏ tín hiệu từ những kênh khác làm nhiễu, góp phần làm chất lượng âm thanh cuộc gọi được tốt hơn.

Mã hóa bộ đàm Spender

 Thực tế hiện nay những công việc, ngành nghề làm trong những môi trường rộng lớn như bệnh viện, xí nghiệp hay quán cà phê,… đều đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp trong việc giao tiếp. Chất lượng âm thanh khi truyền tải phải thật sự rõ ràng để công việc có thể diễn ra một cách liền mạch, không bị gián đoạn. Chính vì thế chức năng “CTCSS/DCS” ra đời.

Vậy chức năng “CTCSS/DCS” giúp được gì cho người sử dụng bộ đàm?

1. Vậy Bảo vệ kênh liên lạc bằng tín hiệu mã hóa bộ đàm CTCSS là gì?

CTCSS là viết tắt của “Continuous Tone Coded Squelch System”, chức năng này giúp người sử dụng tránh được những hiện tượng bị nhiễu sóng khi gần đó có nhiều nhóm khác đang cùng sử dụng chung một kênh và tạo ra nhiều mạng lưới liên lạc với người cùng dùng trên một kênh tần số. Chính vì khi hai bộ đàm liên lạc với nhau cần đảm bảo tần số phát của thiết bị này phải tương đương tần số thu của thiết bị kia. Từ đó sự tương thích của hai thiết bị mới được hình thành và tạo nên sự kết nối với nhau, bên cạnh đó CTCSS cũng có thể khắc phục được tình trạng “nhiễu đồng kênh”.

 Tại đầu phát:

Mạch lọc thông có trách nhiệm loại trừ những tín hiệu nằm trong dải tần số từ 0-300Hz. Cùng với đó, kênh liên lạc được bộ điều khiển CTCSS tạo ra tín hiệu sao cho phù hợp với tần số đã được tạo ra tương ứng.

 Tại đầu thu:

Sau quá trình nhận và xử lý tín hiệu qua kênh thì bộ mã hóa bộ đàm CTCSS sẽ tạo ra tín hiệu mà nó đã được thiết lập trước đó và đem so với tín hiệu CTCSS nhận được. Nếu tín hiệu CTCSS nhận được và tín hiệu CTCSS đã được thiết lập bằng nhau thì mạch so sánh sẽ kích hoạt khuếch đại âm để phát tín hiệu ra loa. Mặt khác, nếu tín hiệu mã hóa bộ CTCSS nhận được và tin hiệu CTCSS đã được thiết lập có sự khác biệt hoặc không có thì hệ thống sẽ điều chỉnh mức độ khuếch đại này xuống 0 nhằm chặn tín hiệu phát ra loa. 

2. Bảo vệ kênh liên lạc bằng tín hiệu mã hóa bộ đàm DCS.

DCS là chữ viết tắt của “Digital Code Squelch”. Về bản chất DCS cũng giống với CTCSS nhưng khác biệt ở thời gian phát tín hiệu. DCS không diễn ra liền mạch, bộ điều khiển DCS sẽ được phát ngay khi người dùng nhấn và thả nút "PTT" vì khi bấm “PTT” mã DCS sẽ gửi nhằm vào việc xác định dừng cuộc phát. Việc phát không ngắt quãng nên hạn chế tác động đối với tín hiệu âm trong khi thoại và tiêu chuẩn DCS cho phép nhận thêm nhiều mã số hơn nữa so với CTCSS.

Mã hóa bộ đàm Spender

Và tất cả các tính năng trên đều đã được tích hợp trên các dòng máy bộ đàm Spender. Liên hệ trực tiếp tại:

Miền Bắc:

+ Công ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mại và Dịch Vụ Quang Anh (https://thegioimayin.vn/)

+ Công ty TNHH Điện tử Maitel: (https://maitel.vn/bo-dam-spender)

Miền Nam: (phụ trách cả miền Nam và Trung)

+ Công ty TNHH Giải Pháp Viễn Thông Fes Việt: (https://fesviet.vn/)

+ Công ty TNHH Giải Pháp Số Toàn Cầu (DSG) (https://spender.dsg.com.vn/)

Spender luôn để sự uy tín của sản phẩm lên hàng đầu. Với bề dày về lịch sử về kinh nghiệm sản xuất bộ đàm, Các chính sách bảo hành của Spender luôn mang đến sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Spender tin chắc rằng bạn sẽ không phải hối tiếc khi chọn lựa những sản phẩm đến từ nơi đây.

Qua bài viết này, các quý khách hàng đã nắm được phần lớn những thông tin cần thiết về “CTCSS/DCS” chưa? Nếu có thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận ở phần comment. Spender sẽ cố gắng mang lại những bài viết với giá trị cao nhất để các quý khách hàng không còn phải phân vân với lựa chọn của mình nữa.

Nếu thấy bài viết "mã hóa bộ đàm" này hay, hãy để một lại một like và một chia sẻ để Spender có thể mang tới thêm nhiều bài viết hữu ích nữa cho các bạn.

Thông tin chi tiết về SPENDER: https://spenderclub.vn/.

 


Related Articles:

04/04/2023 -   Spender TC 741H bộ đàm đi phượt chuyên nghiệp và bền nhất phân khúc

24/03/2023 -   Spender TC 402UNT bộ đàm bền bỉ nhất trong phân khúc

24/03/2023 -   Spender TC 1H bộ đàm dùng sim 4G tốt nhất phân khúc

13/03/2023 -   Thiết bị hội nghị truyền hình EXPAND Vision 5

08/03/2023 -   Tai nghe chống ồn doanh nghiệp EPOS ADAPT 660

23/03/2023 -   Chuột lỗ là gì? Tại sao nên sử dụng chúng?

08/03/2023 -   RAM Corsair DDR5 192GB VENGEANCE chính thức được lên kệ

01/03/2023 -   Chuột siêu nhẹ Finalmouse - Vì sao lại hot đến thế?